Làm Tem Nhãn Dán Sản Phẩm

Làm tem dán sản phẩm là bước đi vô cùng thông minh của các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ không có đội ngũ thiết kế thì việc làm tem nhãn sao cho hợp lý sẽ có nhiều khó khăn.

Liệu bạn có thể làm tem dán sản phẩm chuyên nghiệp như các đơn vị thiết kế in ấn hay không. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước cách để bạn làm tem dãn một cách chuyên nghiệp nhất.

Các loại tem dán sản phẩm

Tôi sẽ liệt kê cho bạn các loại tem nhãn mà bạn có thể chọn để in ấn. Nó có thể được bán bằng các cuộn hoặc các tờ decal nguyên liệu. Ban có thể mua về và sử dụng cho máy in của mình.

  • Decal xi vàng, xi bạc.
  • Decal giấy, decal giấy kraft
  • Decal nhựa sữa, decal nhựa trong
  • Decal 7 màu hay tem hologram.

Cách làm tem dán sản phẩm

Tem dán chính là nhà tiếp thị tài ba vô cùng rẻ tiền giúp bạn bán được nhiều hàng hơn. Nó cũng đưa thương hiệu của bạn đi xa một cách thầm lặng nhưng vô cùng hiệu quả, nếu bạn thiết kế và in ấn nó đúng cách.

B1: dán tem nhãn ở đâu

Đầu tiên là bạn phải xác định nó dán ở đâu, để tìm ra kích thước, hình dáng phù hợp để lên phương án sản xuất.

Vị trí cần đảm bảo:

  • Khách hàng có thể dễ nhìn thấy nội dung  tem nhãn nhất.
  • Màu sắc và thiết kế gây ấn tượng nhanh nhất.
  • Làm tăng tính thẩm mỹ, thu hút của sản phẩm.

Tem nhãn thường được dán lên bao bì giấy hoặc đặt trong các chai lọ có bề mặt trong suốt. Nếu tem chỉ đặt trong siêu thị thì giấy hoặc decal giấy là đủ, tem đặt trong tủ lạnh, tủ đá thì tem nhựa là một gọi ý.

B2: thiết kế tem dán

Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc với các phần mềm thiết kế như AI, Corel và có khiếu thẩm mỹ thì có thể tự thiết kế tem nhãn cho mình. Còn nếu không hãy phác thảo ra một mẫu mà bạn muốn giống, rồi sau đó tìm một người chuyển thể nó sang file pdf để có thể in.

Phần phối màu cũng rất quan trong, một tem nhãn phải có 3 màu sắc tương phản. Để các chi tiết có thể thay nhau nổi bật trên nền. Thiết kế tem nhãn cũng có các quy tắc về màu sắc nhất đinh, có nhiều bộ ba màu sắc nên sử dụng với nhau, nếu phối màu loạn xạ sẽ không tạo được sự thu hút.

Tem nhãn thường chứa các thông tin như: tên sản phẩm, logo, mã vạch, thương hiệu, hsd, nsx, cách dùng… Tuy nhiên đưa các thông tin và kết hợp với các icon, hình ảnh sao cho hài hòa cũng rất quan trọng.

Các công ty thiết kế tem nhãn chuyên nghiệp thường có cả một kho thiết kế rất to với nhiều mẫu theo ngành nghề. Họ chỉ cần thay thế các thông tin của bạn vào các mẫu đó, sửa đổi thêm một chút là sẽ có một mẫu tem nhãn thật đẹp.

Bước 3: in tem nhãn

In tem nhãn nhỏ xíu tưởng là công việc đơn giản, nhưng thực sự không phải vậy. Vì đã số khách hàng yêu cầu chất lượng tem nhãn cực kỳ cao về màu sắc. Nhiều khi in ra không đúng màu sắc hoặc in bị sọc cũng đều phải in lại cho khách.

Tùy vào loại vật liệu tem nhãn mà sẽ có loại mực được sử dụng, như mực nước, mực gốc dầu, mực uv. Các loại máy in tem nhãn cũng có rất nhiều máy in cá nhân, máy in kỹ thuật số, máy in offset, máy in flexo… Mỗi loại sẽ có sự chênh lệch về độ sáng tối, độ sắc nét của các chi tiết… Đôi khi sự khác biệt này không làm hài lòng khách hàng.

Theo kinh nghiệm của tôi các máy in offset, flexo sử dụng hệ màu CMYK được đánh giá cao hơn về độ sắc nét, chân thực.

B4: gia công sau in

Sau khi in ấn tem nhãn bước tiếp theo tiến hành gia công để dễ sử dụng hoặc giúp tem có hình thức đẹp hơn. Đối với tem nhãn decal, hình thức gia công quan trọng nhất là cắt bế hay còn gọi là bế demi. Cắt các con tem thành hình dạng như tròn, eclip, chữ nhật… để bạn lột ra và dán ngay.

Một số hình thức gia công thường gặp khác là cán màng hoặc ép kim để giúp tem của bạn nhìn sang trọng hơn. Nói chung tem nhãn yêu cầu thành phẩm cao cấp nên sẽ có rất nhiều hình thức gia công sau in được áp dụng.

Sau gia công, tem nhãn có thể được giao thành các tờ hoặc cuộn, đóng vào thùng carton để giao đến cho bạn. Khách sẽ kiểm tra màu sắc, các lỗi in ấn có thể xảy ra và tiến hành thanh toán.

Lưu ý khi làm tem dán sản phẩm

Có rất nhiều lưu ý khi tự làm tem nhãn cho bản thân. Nếu bạn đang nhập khẩu sản phẩm để phân phối tại thị trường VN, thì cần làm nhãn phụ, dịch các thông tin tiếng anh ra tiếng việt.

Nếu có thể hãy đăng ký mã vạch, mã qr code để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Như thế khách hàng sẽ tin tưởng sản phẩm hơn đặc biệt là các khách hàng khó tính. Trên tem nhãn bắt buộc phải có tên đơn vị sản xuất, phân phối để chịu trách nhiệm nếu sản phẩm gặp vấn đề.

Nếu bạn cảm thấy tự làm tem nhãn quá vất vả và đôi khi nó thực sự tốn nhiều chi phí hơn đi thuê. Các xưởng in hiện nay sử dụng các máy in công nghiệp, sẽ in tem của bạn rất đẹp và rẻ, chỉ cần số lượng đủ lớn và thời gian sản xuất khoảng 1 tuần.

Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN